NGUYỄN CÔNG HOAN – TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC

Aix, le 15 Aoũt 1930

Cậu,

Thật là từ ngày tôi sang bên này tới nay, tôi tiếp thư nào ở nhà cũng lấy làm buồn bực, ân hận.

Ai ngờ vừa tháng trước đánh dây thép báo tin đỗ cho cậu biết, thì nay đã tiếp được tin cậu như sét đánh ngang tai.

Thế nào, cậu ho ra làm sao mà có máu thế? Tôi nói có sai bao giờ đâu. Cậu chả nghe tôi, cậu chả bổ dưỡng sức khỏe, để đến nỗi mang bệnh vào mình. Nếu cậu ho lao, thì cái vô phúc, trăm phần tôi xin chịu cả. Thà rằng tôi chết cho cậu được sung sướng, còn hơn tôi phải để cậu cáng đáng một mình hết nỗi nọ đến nỗi kia.

Cái ảnh phổi cậu chụp xong, cũng cho tôi xem với. Nếu thầy thuốc chiếu điện mà đã nói thế, thì tôi tưởng chỉ nên nghỉ việc đi là hơn.

Nhưng làm thế nào? Cậu trồng cây sắp tới ngày ăn quả. Đến sang năm, tôi thi nốt phần thứ hai kỳ tú tài rồi, vậy cậu nghĩ cho tôi thế nào, tôi cũng xin vâng theo.

Ở bên này, ông Madron mấy hôm nay cũng ốm, đến nay bệnh vẫn chưa thấy lui.

Thì ra xung quanh mình, tôi chỉ thấy những sự buồn, mà không đủ sức để can ngăn nó được. Tôi khổ lắm!

Bệnh tình cậu hiện nay thế nào, từ nay xin cứ mỗi kỳ tàu, cậu nhớ cho tôi biết. Con thế nào? Vẫn chơi ngoan đấy chứ? Chuyện gì bí mật mà tôi hỏi trong ba bức thư luôn, cậu chưa trả lời thế? Đừng chơi bời gì nhé!

Nay kính thư

TUYẾT ANH

Aix, le 4 Septembre 1931

Thưa cậu,

Tôi bất đắc dĩ cầm bút viết bức thư này để tạ tội cùng cậu, xin cậu tha thứ cho người vợ bạc bẽo, phản bội này.

Tôi chịu ơn cậu rất nhiều, cũng mong đến ngày công thành danh toại, về để hầu hạ cậu, giúp đỡ cậu trong lúc ốm đau. Nhưng mà… tóc tơ ngắn ngủi có ngần ấy thôi, cậu cũng cầm lòng như tôi hư mà cậu bỏ tôi từ trước, hoặc duyên đôi ta giữa đường đứt quãng, thì từ nay xin cậu coi như tôi không có nữa mà thôi.

Sự vợ chồng ông trời đã định sẵn, có lẽ duyên nợ của cậu với tôi, đã hết từ ba năm trước, lúc đưa nhau ở bến tàu Sáu Kho.

Cậu cũng đừng nghĩ, đừng tìm tôi nữa, tôi sẽ ở Nam Kỳ với một người bạn học tôi mới đậu Y khoa bác sĩ.

Nay vĩnh quyết

TUYẾT ANH

18- 5- 1932

<!–nextpage–>

XIN CHỮ CỤ NGHÈ

Gần chỗ tôi ở, có một cụ Nghè, đỗ khoa nào tôi không rõ. Cụ Nghè nổi tiếng là hay chữ. Những thơ phú, câu đối, cụ làm ra toàn là chữ nho cả, tôi ù cạc như vịt nghe sấm, nhưng thấy người vùng này thuộc nhiều và đều phục là hay lắm.

Làng cụ ở cách nhà tôi độ ba cây số. Những ngày rỗi việc, tôi thường đi lại để được hầu chuyện cụ. Vì tính cụ vui vẻ, dễ dãi, nhất là tiếp đãi tôi, thì bao giờ cũng một cách đặc biệt. Thường cụ vẫn bảo tôi rằng nếu có cần việc gì về chữ nho, thì cụ sẵn lòng giúp.

Tôi vâng dạ, nhưng chửa có dịp nào được phiền đến cụ, vì chửa có dịp nào phải cần giao thiệp bằng chữ nho. Nhiều người cứ xui tôi xin cụ đôi câu đối, nhưng tôi không muốn. Vì vẫn biết cụ sẵn lòng cho, nhưng chính mắt tôi thường trông thấy phàm ai muốn nhờ vả cụ về chữ nghĩa, đều phải có đem hoặc cành cau, hoặc gói chè, hoặc có khi cả đồng bạc nữa, để biếu cụ. Chứ không ai chơi cái lối “nước dãi” bao giờ. Như thế thực là phải. Cho nên, chẳng lẽ bây giờ mình nhờ cụ, mà cũng xử như người ta, đem gì đến thì sợ cụ cười rằng trẻ con không biết gì. Nhưng nếu ngộ không tạ cụ bằng thức gì, thì cụ lại chẳng bằng lòng vì cách “tây” quá ấy chăng. Bất nhược chẳng phiền cho xong quách.

Một hôm, nhận được giấy cáo phó của một người bạn thân báo tin ông cụ thân sinh mới tạ thế, tôi cùng vài người anh em định rủ nhau sửa đồ phúng chung.

Ngày thường, chúng tôi vẫn nghe lỏm nhiều người nói chuyện rằng phúng đám ma các cụ già, người ta hay dùng bốn chữ: Hạc giá tiên du. Chúng tôi định thửa ở hiệu bốn chữ ấy. Nhưng mặt chữ không thuộc, nên không biết viết thế nào. Mà đành phận chữ chi cũng không biết, thì thà chịu dốt còn hơn. Vả lại bốn chữ sẵn này, tuy hợp nghĩa, nhưng nó cũ rích, lại chẳng hay ho gì, không đủ tỏ được cái tình thân mật của chúng tôi đối với hiếu chủ. Chúng tôi bèn quyết không dùng mấy chữ sáo Hạc giá tiên du ấy nữa. Nhân có cụ Nghè ở gần, chi bằng chúng tôi lại xin ngay chữ cụ, tất được hay lắm.

Chúng tôi biết tính cụ Nghè thích đánh chén, mà xưa nay chúng tôi lại chưa được dịp nào hầu rượu cụ, nên nhân việc này, chúng tôi mời cụ đến xơi cơm, rồi nói chuyện xin chữ cho tiện.

Dặn dò người nhà làm cơm và mua rượu xong, chúng tôi cùng thân hành đến nhà cụ Nghè để đón cụ. Hôm ấy, được ngày cụ thong thả và mát trời, nên cụ đi ngay.

Cơm xong, tôi nói:

– Thưa cụ, tiện đây, chúng con có một việc muốn phiền cụ.

– Hừ! Các ông lại muốn nhờ làm câu đối chứ gì?

– Dạ.

– Thế thì việc quái gì phải bày vẽ ra thế này cho thêm tốn?

– Bẩm có gì là bày vẽ, chúng con chủ ý mời cụ quá bộ đến xơi cơm để chúng con được hân hạnh hầu rượu cụ mà thôi.

– Câu đối gì?

– Bẩm câu đối phúng.

– Phúng ai?

– Bẩm phúng ông thân sinh một người bạn thân.

– Được! Đem giấy, bút, mực ra đây.

Chúng tôi đưa lọ mực tây và bút sắt. Cụ không nghe, cười:

– Tôi có quen dùng những thứ này đâu?

Leave a comment