TAM QUỐC DIỄN NGHĨA TẬP I Phần 1 – LA QUÁN TRUNG

Untitled-1

TAM QUỐC DIỄN NGHĨA TẬP I – LA QUÁN TRUNG

Đọc sách từ hồi thứ nhất đến hồi thứ ba mươi

Dịch giả: PHAN KẾ BÍNH

Hiệu đính: Bùi Kỷ; Lê Huy Tiêu – Lê Đức Niệm sửa chữa và giới thiệu

LỜI GIỚI THIỆU

TAM QUỐC DIỄN NGHĨA Tiểu thuyết sử thi đầu tiên của Trung Quốc

Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc như Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây du ký, Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng đã được liệt vào kho tàng văn hóa của Trung Quốc, đồng thời cũng là tài sản văn hóa của thế giới. Tam Quốc diễn nghĩa (thường gọi tắt là Tam Quốc) là một trong những tiểu thuyết ra đời sớm nhất, được phổ biến rộng rãi và được nhân dân Trung Quốc và thế giới yêu thích. Tác phẩm xuất hiện vào cuối Nguyên đầu Minh (thế kỷ 14). Xã hội Trung Quốc phát triển tới đời Minh có những thay đổi tạo điều kiện cho tiểu thuyết chương hồi ra đời. Sau khi quét sạch quân Nguyên Mông, nhà Minh ban hành nhiều chính sách kinh tế mới như khuyến khích khai khẩn đất hoang, giảm thuế cho nông dân vv…
Continue reading

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG – O. HENRY

chiec la cuoi cung 3d

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG – O. HENRY

Đọc đến truyện ngắn Giep Pitơx nhà thôi miên

NGÔ VĨNH VIỄN dịch

Dịch từ nguyên bản tiếng Anh trong các cuốn

O.HENRY STORIES – Nhà xuất bản Washington Square Press, Inc. – New York và THE BEST OF O. HENRY ONE HUNDRED STORIES

CHOSEN BY SAPPER

LỜI GIỚI THIỆU

Cùng với Sêkhôp và Ghi đơ Môpatxăng, Ô. Henry là một trong những bậc thầy của thế giới về truyện ngắn. Ô.Henry không có cái thâm trầm sâu xa về mặt tư tưởng, không có tầm rộng lớn về mặt khái quát, điển hình hoặc tính sắc bén trong phê phán xã hội đương thời như hai văn hào Nga và Pháp, nhưng tên tuổi và tác phẩm của ông vẫn tồn tại mãi trong sự ưa thích và mến chuộng của người đọc khắp nơi trên thế giới, vì niềm tin của ông vào con người và cuộc sống, vì cái nhìn vui vẻ và yêu đời của ông trước những thăng trầm của số phận con người, đặc biệt là những con người nghèo khổ, thất thế, bất hạnh.

Continue reading

BÁ TƯỚC MÔNG TƠ CRIXTÔ – ALEXANĐRƠ ĐUY MA

BÁ TƯỚC MÔNG TƠ CRIXTÔ – ALEXANĐRƠ ĐUY MA

Đọc sách từ Chương 1 đến Chương 90

Người dịch: MAI THẾ SANG

MAI THẾ SANG DỊCH TỪ NGUYÊN BẢN TIẾNG PHÁP LE COMTE DE MONTE CRISTO CỦA ALEXANDRE DUYMA

LỜI GIỚI THIỆU

Bộ tiểu thuyết BÁ TƯỚC MÔNGTƠ CRIXTÔ được Alexanđrơ Đuyma viết năm 1844. Nhân vật chính là chàng thanh niên Étmông Đăngtét trở thành thuyền trưởng và sẽ cưới nàng Métxêđet xinh đẹp. Bỗng nhiên anh bị vu oan, vị giam cầm và đày đọa dưới hầm ngục của nhà tù trên đảo Íp trong suốt mười bốn năm trời.

Continue reading

NGUYỄN CÔNG HOAN – TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC

nguyen cong hoan(OUT)bia 1

NGUYỄN CÔNG HOAN – TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC

VÀI LỜI GIỚI THIỆU

Nguyễn Công Hoan bắt đầu cầm bút viết vào khoảng những năm 1920- 1923 và bắt đầu tự khẳng định được mình một cách mạnh mẽ và vững chắc vào khoảng từ những năm 1929- 1931 trở đi.

Trong thời gian này, văn học nước ta đương có những chuyển biến, tìm tòi bước đầu để tự đổi mới cho phù hợp với những nhu cầu mới về tư tưởng và tình cảm của xã hội.

Continue reading

VANG BÓNG MỘT THỜI – NGUYỄN TUÂN

vang bong OUT (Bia 1)

VANG BÓNG MỘT THỜI – NGUYỄN TUÂN

Kính viếng vong hồn cô

Kính tặng phụ thân

N.T

Đọc sách từ Chém treo ngành đến Một cảnh thu muộn

CHÉM TREO NGÀNH

Phía tây thành Bắc Ninh, trên một nền đất rộng đổ sát vào chân thành cho lần gạch ngoài được thêm vững chãi, lũ cây chuối mật tha hồ mặc sức mà mọc. Nó um tùm, tầu lá rộng và không bị gió đánh rách, che kín cả bóng mặt trời. Trên áng cỏ bốn mùa ẩm ướt, loài nấm dại sinh nở hết sức bừa bãi.

Continue reading

THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI – VŨ BẰNG

thuong nho 12-2014(out)

THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI – VŨ BẰNG

Đọc sách từ Tháng Giêng đến Tháng Mười

LỜI NÓI ĐẦU

“Thương nhớ Mười Hai” mời bạn đọc thưởng thức những thứ gọi là “thời trân”.

Trong truyện Kiều, lần đầu tiên Kim Trọng được đón tiếp Thúy Kiều ở nhà mình:

Thời trân thức thức sẵn bày

Bởi vì cuộc đón tiếp này đối với chàng Kim là một hạnh phúc vô song, cho nên chàng tiếp đãi Thúy Kiều một cách quý trọng và thanh lịch. “Thời trân” là những vật sản quý đương mùa “(thời là mùa trân là quý).

Continue reading

SỐ ĐỎ – VŨ TRỌNG PHỤNG

so do giá 36 - 2014 (bia 1)

SỐ ĐỎ – VŨ TRỌNG PHỤNG

Đọc sách từ Phần I đến Phần XV

I

SỐ ĐÀO HOA CỦA XUÂN TÓC ĐỎ

MINH + VĂN = VĂN MINH!

LÒNG THƯƠNG NGƯỜI CỦA BÀ PHÓ ĐOAN

Lúc ấy vào độ 3 giờ chiều, một ngày thứ năm.

Trong khu sân quần mà bên ngoài là những hàng ruối kín mít, chỉ có một sân hữu là được hai người Pháp dùng đến. Hai đứa trẻ nhỏ tuổi uể oải đi nhặt những quả bóng để ném cho hai người Tây. Mồ hôi ướt đầm áo, hai người này cũng chơi uể oải như những nhà thể thao bất đắc dĩ khác.

Continue reading

HỒNG LÂU MỘNG Trọn bộ hai tập TẬP II – TÀO TUYẾT CẦN

Hong lau mong 1 copy

HỒNG LÂU MỘNG Trọn bộ hai tập TẬP II – TÀO TUYẾT CẦN

Đọc sách từ hồi thứ 61 đến hồi thứ 105

Dịch theo bản Trung văn “Hồng lâu mộng bát hồi hiệu bản” do Nhà xuất bản Văn học nhân dân Bắc Kinh xuất bản năm 1958

Nhóm dịch giả: Vũ Bội Hoàng, Nguyễn Thọ, Nguyễn Doãn Địch, Trần Quảng, Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Văn Huyến

HỒI SÁU MƯƠI MỐT: Ném chuột sợ vỡ đồ, Bảo Ngọc đành nhận lỗi; Xét việc thấy oan uổng, Bình Nhi khéo tòng quyền.

Thím Liễu nghe đứa bé nói thế, cười bảo:

– Đồ khỉ con này! Thím mày đi kiếm một ông chồng nữa thì mày chẳng được thêm một ông chú hay sao? Có gì mà đáng ngờ! Đừng để cho tao phải túm chỏm mày dúi xuống! Còn không mở cửa cho tao vào à!

Đứa bé vẫn không mở cửa, kéo thím lại cười nói:

– Thím ơi! Thím có vào, thế nào cũng ăn cắp cho cháu mấy quả mận. Cháu sẽ chờ mãi ở đây. Thím quên thì sau này đêm khuya có đi mua rượu mua dầu, cháu không mở cửa cho đâu, tha hồ thím gọi.

Continue reading

HỒNG LÂU MỘNG Tiểu thuyết Trọn bộ hai tập TẬP I – TÀO TUYẾT CẦN

 

honglau mong (out) 2

HỒNG LÂU MỘNG – TÀO TUYẾT CẦN

Tiểu thuyết Trọn bộ hai tập TẬP I

Đọc HỒNG LÂU MỘNG TẬP I Từ hồi thứ Nhất đến hồi thứ Bốn Mươi Lăm

Dịch theo bản Trung văn “Hồng lâu mộng bát hồi hiệu bản” do Nhà xuất bản Văn học nhân dân Bắc Kinh xuất bản năm 1958

Nhóm dịch giả: Vũ Bội Hoàng, Nguyễn Thọ, Nguyễn Doãn Địch, Trần Quảng, Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Văn Huyến

 HỒI THỨ NHẤT: Chân Sĩ Ẩn trong mộng ảo biết đá thiêng;Giả Vũ Thôn lúc phong trần mơ người đẹp.

Hồi thứ nhất này là hồi mở đầu của cuốn sách(1)

Người làm sách xin nói: “Trải qua quãng đời mộng ảo, nên có ý giấu những việc thực, mượn chuyện “Hòn đá thiêng” mà viết ra bộ Thạch đầu ký này; vì vậy tôi đặt nhân vật của tôi là Chân Sĩ Ẩn, v.v…(2)

Trong sách chép việc gì? Người nào?

Người làm sách lại xin nói: “Nay tôi đã sống đời gió bụi, không làm nên trò trống gì. Chợt nghĩ đến những người con gái ngày trước cùng uống với tôi, so sánh kỹ lưỡng, tôi thấy sự hiểu biết và việc làm của họ đều hơn tôi nhiều. Tôi đường đường là bậc tu mi, lại chịu kém bạn quần thoa, thực rất đáng thẹn! Bây giờ hối cũng vô ích, biết làm thế nào!
Continue reading

TOTTO-CHAN CÔ BÉ BÊN CỬA SỔ – TETSUKO KUROYANAGI

Untitled-1Untitled-1

TOTTO-CHAN CÔ BÉ BÊN CỬA SỔ – TETSUKO KUROYANAGI

Anh Thư dịch qua bản tiếng Anh của Dorothy Britton

Để tưởng niệm Sosaku Kobayashi

Ga Xe Lửa

Xuống ga Jiyugaoka bằng chuyến xe lửa từ Oimachi, mẹ cầm tay dắt Totto-chan ra cửa thu vé. Chưa bao giờ được đi xe lửa nên Totto-chan nắm chặt chiếc vé trong tay.

Em hỏi người thu vé “Cháu có thể giữ vé được không ạ?”

Continue reading