CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM – PHƯƠNG THU

??????????

CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM – PHƯƠNG THU

LỜI NÓI ĐẦU

Trong kho tàng văn học Việt Nam, tục ngữ ca dao là những viên ngọc quý giá nhất. Nó quý ở chỗ trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ xưa đến nay, nó luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tiếng nói của dân tộc, phản ánh sinh hoạt của nhân dân, biểu hiện những nhận xét, những ý nghĩ của nhân dân trong cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội xây dựng đất nước.

Continue reading

ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM – ĐOÀN GIỎI

Untitled-1

ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM

ĐOÀN GIỎI

 LỜI GIỚI THIỆU

 Đất rừng phương nam và đất rừng phương bắc, đất rừng phương tây, những vùng đất rừng ở các địa đầu đất nước ta đâu cũng đẹp, đâu cũng vô cùng anh dũng.

Trên đường Hà Giang ra biên giới, có những dãy núi đá xám xanh lô xô kéo từ Vằn Chải lên Sà Phìn rồi Má Lé – chỗ chóp nón tận cùng đất nước đối với xóm Mũi Cà Mau trông ra biển Đông trong ấy.

Hình như hoa đào trên vách đá, màu đào có rực rỡ hơn mọi vùng.

Continue reading

TUYỂN TẬP VŨ TRỌNG PHỤNG TẬP II

Untitled-1

TUYỂN TẬP VŨ TRỌNG PHỤNG TẬP II

NGUYỄN ĐĂNG MẠNH giới thiệu

NGUYỄN ĐĂNG MẠNH, TRẦN HỮU TÁ sưu tầm, tuyển chọn

VỠ ĐÊ

Tiểu thuyết

PHẦN THỨ NHẤT

CHƯƠNG I

Phú uống vội bát nước vối nóng, cầm cái tăm bỏ miệng, rồi xách cái ghế mây ra sân, để chỗ dưới gốc lựu. Chàng đứng tần ngần như lãng quên một điều gì mà chưa nhớ ngay ra được, rồi lại đi vào nhà cầm một tờ nhật báo ra. Chàng ngồi xuống ghế, chân bắt chữ ngũ, cổ ngửa trên thành ghế, rộng mở tờ báo…

Continue reading

TUYỂN TẬP VŨ TRỌNG PHỤNG TẬP I

Untitled-1

TUYỂN TẬP VŨ TRỌNG PHỤNG TẬP I

NGUYỄN ĐĂNG MẠNH giới thiệu

NGUYỄN ĐĂNG MẠNH, TRẦN HỮU TÁ sưu tầm, tuyển chọn

LỜI NHÀ XUẤT BẢN 

Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng độc đáo trong nền văn học Việt Nam. Với 27 năm của cuộc đời, với 10 năm cầm bút Vũ Trọng Phụng đã để lại trong kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ, với nội dung tư tưởng mang giá trị tố cáo xã hội trước Cách mạng mạnh mẽ và một nghệ thuật sắc sảo, tài hoa đã thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Nhiều nhà phê bình, nghiên cứu, nhiều vị giáo sư, viện sĩ và cả không ít những nhà chính trị đã để tâm trí của mình vào những tác phẩm của nhà văn nhằm tìm tòi, phát hiện những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Continue reading

NGUYỄN CÔNG HOAN – TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC

nguyen cong hoan(OUT)bia 1

NGUYỄN CÔNG HOAN – TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC

VÀI LỜI GIỚI THIỆU

Nguyễn Công Hoan bắt đầu cầm bút viết vào khoảng những năm 1920- 1923 và bắt đầu tự khẳng định được mình một cách mạnh mẽ và vững chắc vào khoảng từ những năm 1929- 1931 trở đi.

Trong thời gian này, văn học nước ta đương có những chuyển biến, tìm tòi bước đầu để tự đổi mới cho phù hợp với những nhu cầu mới về tư tưởng và tình cảm của xã hội.

Continue reading

VANG BÓNG MỘT THỜI – NGUYỄN TUÂN

vang bong OUT (Bia 1)

VANG BÓNG MỘT THỜI – NGUYỄN TUÂN

Kính viếng vong hồn cô

Kính tặng phụ thân

N.T

Đọc sách từ Chém treo ngành đến Một cảnh thu muộn

CHÉM TREO NGÀNH

Phía tây thành Bắc Ninh, trên một nền đất rộng đổ sát vào chân thành cho lần gạch ngoài được thêm vững chãi, lũ cây chuối mật tha hồ mặc sức mà mọc. Nó um tùm, tầu lá rộng và không bị gió đánh rách, che kín cả bóng mặt trời. Trên áng cỏ bốn mùa ẩm ướt, loài nấm dại sinh nở hết sức bừa bãi.

Continue reading

THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI – VŨ BẰNG

thuong nho 12-2014(out)

THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI – VŨ BẰNG

Đọc sách từ Tháng Giêng đến Tháng Mười

LỜI NÓI ĐẦU

“Thương nhớ Mười Hai” mời bạn đọc thưởng thức những thứ gọi là “thời trân”.

Trong truyện Kiều, lần đầu tiên Kim Trọng được đón tiếp Thúy Kiều ở nhà mình:

Thời trân thức thức sẵn bày

Bởi vì cuộc đón tiếp này đối với chàng Kim là một hạnh phúc vô song, cho nên chàng tiếp đãi Thúy Kiều một cách quý trọng và thanh lịch. “Thời trân” là những vật sản quý đương mùa “(thời là mùa trân là quý).

Continue reading

SỐ ĐỎ – VŨ TRỌNG PHỤNG

so do giá 36 - 2014 (bia 1)

SỐ ĐỎ – VŨ TRỌNG PHỤNG

Đọc sách từ Phần I đến Phần XV

I

SỐ ĐÀO HOA CỦA XUÂN TÓC ĐỎ

MINH + VĂN = VĂN MINH!

LÒNG THƯƠNG NGƯỜI CỦA BÀ PHÓ ĐOAN

Lúc ấy vào độ 3 giờ chiều, một ngày thứ năm.

Trong khu sân quần mà bên ngoài là những hàng ruối kín mít, chỉ có một sân hữu là được hai người Pháp dùng đến. Hai đứa trẻ nhỏ tuổi uể oải đi nhặt những quả bóng để ném cho hai người Tây. Mồ hôi ướt đầm áo, hai người này cũng chơi uể oải như những nhà thể thao bất đắc dĩ khác.

Continue reading

VIỆC LÀNG – NGÔ TẤT TỐ (Đọc I – IX phóng sự )

Leu chong-out

VIỆC LÀNG – NGÔ TẤT TỐ

 Cao Đắc Điểm & Ngô Thị Thanh Lịch

 (Khôi phục bản gốc và chú giải, chỉnh sửasai lệch của các lần tái bản và phiên bản điện tử)

 NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC – NHÀ SÁCH MINH THẮNG

 LỜI GIỚI THIỆU

 Giữa thời kỳ lịch sử “chữ quốc ngữ vừa nhất sơ thành lập”, “nền quốc âm mới vừa ra đời”, sáng tác thành công Phóng sự Việc làng, Ngô Tất Tố đã góp công khai phá, phát triển phóng sự – thể văn mới, còn non trẻ trên văn đàn và báo chí nước ta trong những năm 1930 – 1945.

Continue reading

TẮT ĐÈN – NGÔ TẤT TỐ

tat den out (bia 1)

TẮT ĐÈN – NGÔ TẤT TỐ

LỜI GIỚI THIỆU

Tiểu thuyết Tắt đèn là một trong những tác phẩm có giá trị nhất, thành công nhất của Ngô Tất Tố, là một trong số các tác phẩm xuất sắc nhất gây dựng nền móng dòng văn hiện thực của văn chương nước nhà giai đoạn 1930-1945.

Tháng 9 năm 1936, trên báo Tương lai xuất hiện truyện ngắn Một ổ chó và một đứa con đứng tên Thôn Dân, một bút danh của Ngô Tất Tố.

Continue reading